"Miễn dịch của cơ thể" chỉ khả năng ngăn chặn các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Trong điều kiện bình thường nó có thể đảm bảo không để cơ thể phải chịu ảnh hướng của các vi sinh vật bên ngoài.
Y học chia hệ thống miễn dịch của con người thành hai loại là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu. Miễn dịch đặc hiệu hình thành khi đã tiếp xúc với kháng nguyên; phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên đã kích thích tạo ra miễn dịch đó. Miễn dịch không đặc hiệu hình thành tự nhiên, bẩm sinh, không phân biệt kháng nguyên. Chức năng miễn dịch không đặc hiệu chủ yếu nằm dưới da của con người đảm nhiệm. Diện tích toàn bộ lớp da trên cơ thể con người vào khoảng 1.8 m2 nặng khoảng 4.5 kg. Da cũng giống như một lớp rèm bảo vệ sự an toàn cho cac cơ quan bên trong cơ thể, để sức khỏe được duy trì. Nếu các cơ quan, tổ chức ấy không được bao bọc mà để lộ ra bên ngoài thì chúng càng dễ bị các loại virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công.
1. Da ngăn chặn sự xâm nhập của các vật chất có hại như thế nào?
- Da có kết cấu vững chắc, nó được chia thành 2 lớp là biểu bì và chân bì, trên lớp biểu bì thường có một số tế bào chết có thể gói những vi khuẩn lại để chúng không thể tùy tiện xâm nhập vào cơ thể.
- Trong lớp chân bì có phân bố một lượng lớn tuyến mồ hôi không ngừng tiết mồ hôi ra ngoài. Chắc chắn bạn sẽ nghĩ cơ thể chỉ tiết mồ hôi vào những ngày trời nóng. Nhưng không phải thế, cho dù trong môi trương mát mẻ, các tuyến mồ hôi cũng ko ngừng hoạt động. Trong mồ hôi có chứa các axit như: axit uric, axit lactic... những axit này có thể biến mồ hôi thành thể dịch có tính axit yếu, một số vi khuẩn không chịu được dịch axit này mà chết.
- Có rất nhiều tuyến mỡ dưới da không ngừng tiết ra mỡ, một người trưởng thành trung bình một ngày tiết ra khoảng 20-40gr mỡ. Mỡ da tiết ra được phân bố đều trên bề mặt da, khiến da và lông trơn, mềm và hình thành một lớp bảo vệ trên biểu bì. Nó còn có tác dụng giữ ấm, ngăn ngừa nước trên da bốc hơi. Quan trọng hơn là lớp mỡ da này có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
2. Da và hệ thống miễn dịch.
- Thay da: khi hệ thống miễn dịch ở vào trạng thái làm việc tốt nhất cơ thể có thể tự tiến hành thay da. Tế bào chất sừng là thành phần chính cấu tạo nên lớp biểu bì của da, sinh trưởng ở tầng thấp nhất, chúng sẽ đẩy những tế bào đã lão hoa ra lớp ngoài cùng, để những tế bào này rơi ra ngoài, sau đó những tế bào mới hơn sẽ thay thế.
- Da là cánh tay đắc lực của hệ thống miễn dịch: lớp biểu bì của da có một vũ khí miễn dịch vô cùng quan trọng, trong y học gọi là "Tế bào Langerhans". Tế bào này có thể kịp thời chiếc đấu một cách hiệu quả và bảo vệ hiệu quả với sự công kích của các vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại.
- Đẩy nhanh tốc độ phục hồi: nếu trên bề mặt da bị tổn thương, có những vết trầy sước, gây chảy máu... vi khuẩn sẽ dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua những vết thương này. Tuy nhiên, qua hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, da có thể sinh ra một số chất cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Vết thương sẽ mau chóng đóng vẩy và lớp bảo vệ mới trên da được hình thành.
3. Phòng tuyến da cũng cần được bảo vệ.
- Bạn nên thường xuyên tắm rửa để duy trì sự sạch sẽ cho làn da của mình, để tuyến mồ hôi hoạt động tốt và tuyến mỡ không bị bịt kín. Tuy nhiên, cũng cần chăm sóc da sao cho hợp lí. Khi tắm không nên dùng xà bông hay đã kì để trà sát quá mạnh vào da gây tổn thương dễ gây nhiễm khuẩn.
- Một số người có thói quen sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không đảm bảo chất lượng, khiến cho tuyến mồ hôi và tuyến mỡ da bị bịt kín, làm tăng khả năng viêm da.
- Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong rượu nho có chứa một lượng antinoxidant lớn, có thể loại bỏ những góc tự do sinh ra trong cơ thể và bảo vệ tế bào và các cơ quan khong bị oxy hóa, khiến lớp da phục hồi trạng thái trắng hồng, mịn màng.
SOCIALIZE IT →