Thể dục thể thao rất tốt cho sức khỏe, nhưng thể dục lại
không luôn đúng trong mọi trường hợp, mọi đối tượng. Với những người bị bệnh trĩ thì có những bài tập càng tập càng nặng thêm. Dưới đây là một số bài tập thể
dục mà nếu những người mắc bệnh trĩ càng tập thì bệnh sẽ phát triển nặng nề hơn nữa. Vì vậy, người bệnh cần phải đặc biệt
chú ý.
1. Nâng và tập tạ
Khi nâng tạ và các bài tập liên quan đến tạ có thể khiến cho
búi trĩ bị lòi ra ngoài và bạn không thể kiểm soát được điều này. Vì khi tập tạ,
người tập sẽ phải gồng bụng và nín thở, điều này khiến cho áp lực ổ bụng tăng
lên đột biến. Sự gia tăng của áp lực ổ bụng sẽ làm tăng lực đẩy xuống vùng hậu
môn, vị trí của búi trĩ Do đó, búi trĩ có thể dễ dàng bị sa ra ngoài.
Nếu là người mắc bệnh trĩ, bạn không nên tập tạ. Còn nếu muốn
tập tạ thì bạn có thể áp dụng với các loại tạ có khối lượng không quá 1/3 cơ thể.
Không nên tập trong tư thế ngồi hoặc đứng, mà bạn phải tập trong tư thế nằm ngửa
để giảm tải tác động xấu đến tình trạng của bệnh.
2. Chạy nhanh
Chạy nhanh giúp chân khỏe hơn, cơ thể dẻo dai hơn. Về lý
thuyết thì nó có lợi cho những người bị bệnh trĩ, bởi nó đánh sự ứ trệ của máu ở
búi tĩnh mạch giãn, làm cho tĩnh mạch không còn giãn thêm nữa. Nhưng trong thực
tế thì ngược lại. Vì khi chạy nhanh, chúng ta cần căng cứng cơ bụng, lấy hơi và
giữ một áp lực cố định trong bụng. Áp lực này có thể lớn hơn gấp 2 – 3 lần so với
thông thường, trong quá trình chạy gây ra sự cọ xát vùng hậu môn. Và những điều
này gây hại đối với những bệnh nhân bị trĩ.
3. Tập cơ bụng
Tập cơ bụng để có một đường cong đẹp hay để có một cơ bụng đẹp.
Để tăng hiệu quả của quá trình tập luyện thì nhiều người đã thực hiện quá nhiều
động tác gập bụng, đeo tạ vào vai và cổ để cơ bụng nổi lên. Khi gập bụng, cơ thể
con người đang ở trong tư thế nhịn hơi, áp lực sẽ dồn hết vào khung chậu, trực
tràng. Điều này sẽ làm tăng áp lực ổ bụng, máu kém lưu thông và bệnh tình sẽ nặng
hơn.
4. Thiền và yoga
Về cơ bản, thiền và yoga là 2 bộ môn giúp con người trấn an
tinh thần, giảm stress, …. Nó giúp hoạt hóa hệ thần kinh phó giao cảm nên rất tốt
cho các bệnh nhân bị đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa, trấn an tinh thần.
Việc để 2 bài tập này có tác dụng thì phải tập đầy đủ và
dành thời gian khá dài, thường thì phải mất hàng giờ. Chính vì điều này mà thiền
và yoga là 2 bộ môn không phù hợp cho những người bị bệnh trĩ hoặc có dấu hiệu
bị trĩ.
Bởi việc ngồi lâu sẽ khiến cho máu ở phần hậu môn lưu thông
kém, gần như bị ứ lại, tuần hoàn máu chậm, làm cho tĩnh mạch bị giãn thêm, khiến
bệnh càng trở nên trầm trọng. Do đó, thay vì ngồi thiền, bệnh nhân nên đứng dậy
và đi lại nhẹ nhàng.
SOCIALIZE IT →